Phung Dao, Suong Thi Thu Hoang, Mai Xuan Nhat Chi Nguyen
This study explored teachers’ perceptions of synchronous online peer interaction (SOPI) among young learners (YLs), aged 7 to 15. Thirty-eight teachers of diverse L1 backgrounds and teaching experience completed a survey and attended an in-depth interview that explored multiple aspects of SOPI (e.g. benefits, issues, frequency of use, strategies to promote SOPI’s effectiveness, and mediating factors). Survey data were analysed using exploratory factor analyses to identify themes/constructs related to areas of SOPI under investigation, and inferential statistics were reported to examine teachers’ self-ratings of different aspects of SOPI. Interviews were analysed following a content-based approach to supplement the quantitative data. The results show that teachers believed SOPI promoted YLs’ attention to language aspects and created a peer-support learning environment. SOPI’s effectiveness was affected by multiple factors (e.g. learners’ individual differences, teachers’ guidance, grouping, and learners’ financial and family backgrounds). Teachers expressed the importance of using SOPI for YLs in online classes and suggested instruction/guidance to maximize its’ benefits. However, the frequency of use of SOPI was reported to be dependent on schools’ regulations and resources, learners’ affective aspects, and parental support. The results also indicate the impact of teachers’ online teaching experience on their differential perceptions of online SOPI.
Nghiên cứu này tìm hiểu quan điểm của giáo viên về hoạt động tương tác trực tuyến giữa các học sinh ở độ tuổi từ 7 đến 15 tuổi trong các lớp học tiếng Anh trực tuyến. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 38 giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy khác nhau và nói nhiều tiếng mẹ đẻ khác nhau. Các giáo viên này tham gia khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu về nhiều khía cạnh của hoạt động tương tác trực tuyến với bạn đồng trang lứa. Các khía cạnh này bao gồm lợi ích, vấn đề, tần suất sử dụng, chiến lược để thúc đẩy hiệu quả của hoạt động tương tác trực tuyến với bạn đồng trang lứa, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của nó. Dữ liệu khảo sát được phân tích bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để xác định các nhóm/yếu tố liên quan đến các khía cạnh của hoạt động tương tác trực tuyến với bạn đồng lứa, và sử dụng thống kê suy luận để xem xét quan điểm của giáo viên về các mặt của hoạt động tương tác trực tuyến với bạn đồng lứa. Các cuộc phỏng vấn được phân tích theo cách tiếp cận dựa trên nội dung để bổ sung dữ liệu định lượng. Kết quả cho thấy các giáo viên tin rằng hoạt động tương tác trực tuyến với bạn đồng lứa đã thúc đẩy sự chú ý của học viên nhỏ tuổi đối với các khía cạnh ngôn ngữ, và tạo ra một môi trường học tập tích cực. Tuy nhiên, tính hiệu quả của hoạt động tương tác trực tuyến với bạn đồng lứa bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ví dụ, sự khác biệt cá nhân của người học, hướng dẫn của giáo viên, người làm việc chung, và hoàn cảnh gia đình. Các giáo viên tham gia nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng hoạt động tương tác trực tuyến với bạn đồng lứa khi dạy các lớp học trực tuyến cho học sinh nhỏ tuổi, và đề xuất nhiều phương pháp để tối đa hóa lợi ích của nó. Về tần suất sử dụng hoạt động tương tác trực tuyến với bạn đồng lứa, giáo viên cho rằng các quy định và nguồn tài nguyên của trường, các khía cạnh cảm xúc của người học, và sự hỗ trợ của phụ huynh ảnh hưởng đến tần suất sử dụng. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến của giáo viên có ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận các vấn đề liên quan đến hoạt động tương tác trực tuyến với bạn đồng lứa.